Bình Dương:Vận hành nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt cho 13.000 hộ dân 

Nhà máy xử lý nước thải cho toàn thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. (Ảnh: Dương Chí Tưởng/Vietnam )

   Dự án do Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước – Môi trường Bình Dương làm chủ đầu tư. Đây là công trình đầu tiên được xây dựng để thực hiện chức năng thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt cho 13 ngàn hộ dân sống trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một nhằm cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương, bảo vệ môi trường và nâng cao điều kiện sống của người dân đô thị.
   Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 2.000 tỉ đồng (tương đương 9,8 tỉ Yên) bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Sau hai năm triển khai xây dựng và chạy thử, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt cho thành phố Thủ Dầu Một đã thu gom xử lý và đã được Cơ quan quản lý môi trường công nhận đạt chuẩn loại A (quy chuẩn Việt Nam) trước khi thải ra môi trường. Nhà máy được áp dụng công nghệ thu gom xử lý nước thải tiên tiến nhất hiện nay. Cụ thể, hệ thống thu gom đều riêng biệt với hệ thống nước mưa, nhằm thu nhận nguồn xả thải trực tiếp từ các hộ gia đình. Hiện nay, tiểu dự án 1 được đầu tư đường ống thu gom dài hơn 170km và 10 trạm bơm nâng để thu gom trực tiếp nước thải của hơn 13 ngàn hộ gia đình trong khu vực bán kính 1.000 ha của thành phố Thủ Dầu Một.
   Theo ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, đánh giá: Việc hoàn thành nhà máy xử lý nước thải, thông hệ thống đấu nối thu gom vào tận nhà dân đã thực hiện từng bước có hiệu quả của dự án, đặc biệt sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Sự ra đời của nhà máy xử lý nước thảithành phố Thủ Dầu Một không chỉ đánh dấu bước ngoặc mới trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng nước thải sông Sài Gòn và thực hiện tốt kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
   Dự án xử lý nước thải sinh hoạt cải nước môi trường nước Nam Bình Dương được quy hoạch tổng công suất 70.000m3/ngày đêm. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, đơn vị đầu tư tiếp tục triển khai giai đoạn 2 và 3 tại thị xã Thuận An và Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Nhà máy sử dụng công nghệ sinh học bùn hoạt tính tuần hoàn dạng mẻ cải tiến với ưu điểm tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành, giảm phát sinh mùi hôi…

Bài viết cùng loại